GIẢI PHÁP HỆ THỐNG ÂM THANH CÔNG CỘNG

Hệ thống âm thanh công cộng tại siêu thị

Tính năng nổi bật của hệ thống âm thanh công cộng

Vì được sử dụng trong không gian công cộng rộng lớn nên hệ thống âm thanh PA sẽ có những tính năng riêng biệt như sau:

– Hệ thống âm thanh thường được sử dụng với 6 vùng thông báo

– Hệ thống được sử dụng để phát nhạc nền giải trí tại những khu vực yêu cầu

– Đối với hệ thống được tích hợp chức năng báo chát, các tin báo động khẩn cấp đã lưu trước đó sẽ được phát ra trong tất cả khu vực mặc định

– Thông báo khẩn cấp từ nhân viên bảo vệ, đội ngũ PCCC từ Emergency micro sẽ được hệ thống ưu tiên phát ra

– Hệ thống âm thanh sẽ ưu tiên thông báo hướng dẫn thoát hiểm theo tiêu chuẩn IEC 60268-5, EN55020, EN55103… khi có hỏa hoạn xảy ra

– Bạn có thể sử dụng hệ thống âm thanh PA để phát thông báo khẩn cấp bằng nhiều thứ tiếng thông qua thiết bị ghi âm Multi voice file

– Có thể cài đặt thời gian thông báo hàng ngày, hàng tuần.

– Hệ thống tiêu thụ điện năng thấp

2. Hệ thống âm thanh công cộng được sử dụng khi nào?

Hệ thống âm thanh này thường được sử dụng ở các nơi công cộng như công viên, đường phố, bến cảng, nhà xe, nhà ga, khách sạn… Ngoài ra, âm thanh công cộng thường được sử dụng trong các khu vực khác như: – Trường học: Sử dụng trong hệ thống âm thanh trường học, giúp thông báo tới học sinh, giáo viên về các hoạt động cần làm, nội quy, sự kiện của trường, lớp hoặc mở nhạc giờ ra chơi… – Siêu thị, khu thương mại: Hệ thống âm thanh trong các trung tâm thương mại thường dùng để phát nhạc nền và quảng bá các chương trình khuyến mại tới khách hàng hoặc tìm người lạc… – Bệnh viện: Kết hợp với các thiết bị âm thanh bệnh viện để thông báo và thông tin tới bệnh nhân, bác sĩ, y tá về quy định, thứ tự khám bệnh… – Các tòa nhà, chung cư: Lắp đặt âm thanh tòa nhà dùng trong thông báo nội quy, phát nhạc và hướng dẫn trong các trường hợp khẩn như di dời, báo cháy…

Hệ thống âm thanh được sử dụng tại các khu vực công cộng như trường học, công viên, rạp chiếu phim, bể bơi…

Bên cạnh đó, trong cuộc sống, bạn sẽ không thể lường trước được các tình huống phát sinh có thể xảy ra mà chỉ có thể chuẩn bị các phương án để kịp thời ứng biến. Vì vậy, việc lắp đặt hệ thống loa thông báo tại khu vực công cộng là vô cùng cần thiết. Bằng cách này, khi tình huống khẩn cấp xảy ra, bạn sẽ kịp thời thông báo cho mọi người có mặt tại khu vực công cộng cụ thể một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất. Cũng chính nhờ chức năng này mà hệ thống âm thanh nơi công cộng được sử dụng ở những nơi có nguy cơ cháy nổ cao, đông người như nhà xưởng, chung cư…

Các thiết bị trong hệ thống âm thanh công cộng PA

Hệ thống âm thanh PA thường sẽ bao gồm các thiết bị như loa thông báo, micro, bộ điều khiển trung tâm và bộ mở rộng. Ngoài ra, âm thanh thông báo công cộng còn được trang bị thiết bị Amply khuếch đại và một số thiết bị phát nhạc khác.

1. Các thiết bị đầu vào

Micro thông báo trong hệ thống âm thanh nơi công cộng thường sẽ được đặt ở các phòng điều khiển. Hai loại Micro thường được sử dụng trong dàn âm thanh công cộng là micro thông báo khẩn và Micro thông báo chọn vùng. Ngoài ra, phân theo đặc điểm và mục đích sử dụng, micro thông báo có thể là micro không dây hoặc micro cổ ngỗng. Yêu cầu đối với Micro thông báo là cần phải có độ nhạy tốt và tương thích với các thiết bị khác trong bộ dàn âm thanh. Ngoài micro, dàn âm thanh công cộng còn có thể sử dụng các thiết bị đầu vào khác như laptop, đầu đĩa CD/DVD, điện thoại…

2. Các thiết bị xử lý trung tâm

Thiết bị xử lý trung tâm amply, vang số sẽ có nhiệm vụ làm tăng biên độ của sóng tín hiệu mà không làm thay đổi các tham số khác như tần số hoặc hình dạng sóng và thu nhận các tín hiệu đầu vào. Sau đó, các thiết bị này sẽ xử lý và khuếch đại tín hiệu đầu ra. Ngoài ra, thiết bị này còn có chức năng bổ sung công suất cho hệ thống âm thanh nơi công cộng.

Bộ điều khiển được xem là bộ não của hệ thống âm thanh. Thiết bị này thực hiện có chức năng quan trọng là lưu trữ tất cả thông tin âm thanh. Ngoài ra, bộ điều khiển này còn cho phép bạn lựa chọn vùng loa hoạt động để thông báo. Còn thiết bị bộ mở rộng sẽ có nhiệm vụ kết nối với bộ điều khiển trung tâm và mở rộng các vùng loa trong hệ thống âm thanh công cộng.

3. Các thiết bị đầu ra

Loa chính là thiết bị âm thanh mà bạn thường gặp nhất tại các khu vực công cộng. Tùy vào từng không gian công cộng trong nhà hay ngoài trời mà bạn phải lựa chọn loại loa phù hợp. Các loại loa truyền thanh công cộng thường được sử dụng trong hệ thống âm thanh nơi công cộng có thể kể đến như:

  • Loa âm trần: Đây là thiết bị quen thuộc tại được lắp đặt tại các không gian như văn phòng, chung cư, bệnh viện… Thiết bị này thường được sử dụng ở các hành lang hoặc gắn lên các trần nhà bằng thạch cao.
  • Loa treo tường: Loa hộp có thiết kế tinh tế với chất lượng âm thanh tốt. Thiết bị này thường được sử dụng tại các nhà ga, hành lang, trung tâm thương mại.
  • Loa nén: Đây là thiết bị thường được sử dụng cho không gian ngoài trời vì có độ bền cao và không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết.

Thiết kế hệ thống âm thanh công cộng

1. Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống âm thanh công cộng

Khi thiết kế một dàn âm thanh công cộng, bạn phải tuân thủ theo một số tiêu chuẩn nhất định. Dưới đây là một số tiêu chuẩn khi thiết kế hệ thống âm thanh nơi công cộng mà bạn cần lưu ý:

  • Hệ thống âm thanh phục vụ tốt nhất mục đích và không gian sử dụng

Đầu tiện, bạn cần xác định hệ thống âm thanh được sử dụng cho không gian công cộng nào, trong nhà hay ngoài trời, phục vụ số lượng người là bao nhiêu, yêu cầu những chức năng gì,… Từ đó, bạn có thể lựa chọn một thiết kế cấu hình sao cho phù hợp nhất. Ngoài ra, việc này còn giúp bạn tránh trường hợp hệ thống âm thanh không thực hiện được hết chức năng yêu cầu.

  • Chất lượng âm thanh đảm bảo, hiệu quả

Dàn âm thanh công cộng thường hoạt động trong một không gian rộng lớn và phục vụ cho nhiều người. Vì vậy, yêu cầu âm thanh được phát ra cần phải rõ ràng để người nghe dễ dàng tiếp cận thông tin. Ngoài ra, bạn còn phải đảm bảo không xảy ra tình trạng âm thanh phát ra từ loa bị rè, hú gây khó chịu cho người nghe.

 

Các thiết bị âm thanh cần phải có độ bền cao, hoạt động hiệu quả và tối ưu. Các thiết bị còn phải hoạt động tương thích với nhau để cho ra chất lượng âm thanh tốt nhất. Vì vậy, khi lựa chọn các thiết bị âm thanh, bạn cần phải đặc biệt quan tâm đến chất lượng và độ bền của sản phẩm.

2. Sơ đồ đấu nối hệ thống âm thanh công cộng

Theo sơ đồ dưới đây, tín hiệu âm thanh sẽ được tiếp nhận qua các thiết bị như micro, đầu đĩa, điện thoại hoặc laptop. Sau đó, các tín hiệu âm thanh này sẽ được đưa đến bộ điều khiển trung tâm. Tiếp theo đó, các tín hiệu âm thanh được chuyển đến bộ xử lý khuếch đại. Tín hiệu này  sẽ được Amply xử lý và khuếch đại để âm thanh phát ra với âm lượng đủ lớn phù hợp với không gian lắp đặt. Sau đó, bộ điều khiển trung tâm sẽ lựa chọn vùng loa để âm thanh được truyền đến những vùng cần thiết. Lúc này, âm thanh sẽ được đưa đến loa. Các loa ở trong cùng một khu vực sẽ được đấu song song nhằm nâng cao khả năng truyền tải thông tin.

3. Nguyên lý hoạt động của hệ thống âm thanh công cộng

Trong hệ thống âm thanh nơi công cộng, tín hiệu âm thanh được thu vào bằng hệ thống như Micro, đầu đĩa, laptop, điện thoại… Những tín hiệu này sẽ được đưa tới bộ điều khiển trung tâm. Sau đó, các tín hiệu âm thanh sẽ được chuyển tới bộ phận xử lý âm thanh là Amply. Tại đây, tín hiệu âm thanh sẽ được xử lý và khuếch đại lên nhiều lần để âm thanh phát ra đủ lớn và phù hợp với không gian công cộng cụ thể. Bộ nguồn lưu trữ sẽ đảm bảo bộ xử lý trung tâm hoạt động an toàn và ổn định trong trường hợp mất điện đột ngột.

Tín hiệu âm thanh sau quá trình xử lý và chọn lọc từ bộ xử lý trung tâm sẽ được đưa tới đầu ra phát thông tin là loa. Tất cả các loa ở trong cùng một khu vực nhất định được đấu song song với mục đích nâng cao khả năng truyền tải thông tin. Ngoài ra, đối với một số hệ thống âm thanh với mục đích đảm bảo an toàn như báo cháy thì bạn chỉ cần kết nối ngoại vi với bộ xử lý trung tâm.