
GIẢI PHÁP THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHÀ THÔNG MINH

Hệ thống nhà thông minh
– Tiết kiệm năng lượng
Ngoài lợi ích từ sự linh hoạt hay an ninh tốt, tiết kiệm năng lượng cũng là một lợi ích của nhà thông minh. Những thiết bị trong nhà thông minh không chỉ dừng lại ở việc tắt đèn hay tắt điều hòa khi bạn đi ra ngoài, chúng còn được thiết kế sử dụng những nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời giảm thiểu năng lượng tự nhiên bạn dùng trong nhà.
– Tiết kiệm chi phí
Việc tiết kiệm năng lượng trong nhà chắc chắn sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản nhất định trong hóa đơn điện của gia đình. Theo trung tâm nghiên cứu và bảo vệ môi trường Mỹ, những ngôi nhà thông minh có thể giảm từ 10-30% chi phí năng lượng dùng trong nhà.
Lợi ích của thiết kế hệ thống nhà thông minh
– Điều khiển từ xa
Những thiết kế nhà thông minh luôn có những thiết bị nội thất với công nghệ cao ví dụ như máy lọc không khí với những thiết bị điều khiển cầm tay giúp bạn có thể điều khiển các chức năng của ngôi nhà một cách dễ dàng. Bạn không còn phải phiền muộn khi đi ra ngoài mà quên không tắt đèn hay những chiếc điều hòa đang hoạt động trong khi bạn đang trong kỳ nghỉ dài với bạn bè. Bạn có thể dễ dàng điều khiển chúng tắt mở trong tích tắc chỉ với những phần mềm được cài sẵn trong thiết bị kết nối từ điện thoại tới thiết bị trong nhà.
– An ninh
Những ngôi nhà thông minh không chỉ giúp cảnh báo những tai nạn bất ngờ từ những thiết bị cháy nổ trong nhà mà còn giúp chúng ta bảo vệ tốt hơn những người thân mà chúng ta yêu quý. Hệ thống an ninh lắp đặt trong nhà cho phép bạn điều khiển những người tiếp cận hay đi vào ngôi nhà vì thế bạn có thể giảm thiểu những trường hợp đột nhập trái phép vào ngôi nhà. Cửa khóa, hệ thống an ninh và camera luôn chạy sẽ khiến ngôi nhà của bạn an toàn hơn cho bạn và gia đình. Với những gia đình có trẻ nhỏ hay người già, những thiết bị an ninh còn giúp bạn chăm sóc họ dễ dàng hơn. Những tin báo động sẽ được gửi đến tin nhắn của bạn nếu những thành viên trong nhà đi ra ngoài thậm chí bạn có thể theo chân người đó.
– Linh hoạt
Nếu bạn cần phải chăm sóc người già hay người ốm, chắc chắn bạn đã hiểu được những khó khăn trong quá trình chăm sóc, giờ đây bạn có thể nghỉ ngơi một chút bởi những thiết bị công nghệ thông minh. Cài đặt hệ thống tự động cho những hoạt động chăm sóc đơn giản có thể giúp cuộc sống bận rộn của bạn dễ dàng hơn.
Lưu ý khi lựa chọn thiết bị điện thông minh
- Lựa chọn thiết bị có thiết kế hiện đại, sang trọng, giúp tôn lên đẳng cấp của ngôi nhà.
- Các thiết bị được điều khiển từ xa thông qua smartphone và có thể điều khiển bằng giọng nói (thuận tiện hơn cho cuộc sống hằng ngày)
- Lựa chọn loại thiết bị khi thi công lắp đặt không ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng.
- Ưu tiên thiết bị dễ dàng lắp đặt giúp cho việc thi công đỡ tốn thời gian và công sức.
- Tương thích với kích thước đế âm trong nhà của mình và hạ tầng điện của Việt Nam
- Thiết bị chất lượng, đầy đủ linh kiện, có chứng chỉ và bảo hành uy tín.
- Tìm nhà cung cấp phù hợp, uy tín và chất lượng để đảm bảo chất lượng sản phẩm và tính bảo mật cho căn hộ.
Lựa chọn các thiết bị thông minh
Các bước tự thiết kế căn hộ thông minh
Bước 1: Tạo mẫu thiết kế chi tiết cho nhà thông minh
Đầu tiên, bạn cần vẽ sơ đồ chi tiết cho ngôi nhà thông minh của mình: Có bao nhiêu thiết bị cần được lắp đặt? Lắp đặt ở vị trí nào? Sơ đồ đi dây điện đến các thiết bị?…
Bước 2: Chọn mua thiết bị thông minh từ nhà cung cấp chất lượng, uy tín
Hãy lựa chọn các thiết bị thông minh dựa trên các yếu tố sau theo thứ tự sau: sự yêu thích; phù hợp với căn nhà; công suất hoạt động; thương hiệu uy tín. Ngoài ra, nên chọn các sản phẩm dễ lắp đặt và chú ý làm theo hướng dẫn từ nhãn hàng.

Hệ thống chiếu sáng thông minh
Bước 3: Tiến hành lắp đặt nhà thông minh theo hướng dẫn của nhà sản xuất
Đây là bước khó nhất trong quá trình tự thiết kế nhà thông minh. Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn và cách lắp đặt của các thiết bị trước khi bắt đầu. Hoặc bạn cũng có thể nhờ hỗ trợ từ các công ty lắp đặt nhà thông minh (sẽ có chi phí phát sinh thêm).
Bước 4: Kiểm tra toàn bộ hệ thống thông qua ứng dụng
Sau khi kết nối với các thiết bị điều khiển từ xa, bạn cần mở ứng dụng lên và tích vào từng nút điều khiển để kiểm tra hoạt động của từng thiết bị. Lưu ý kiểm tra thêm tính năng điều khiển bằng giọng nói (nếu có) để xem toàn bộ hệ thống có hoạt động tốt hay không.